Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chấn thương hệ niệu trẻ em - Phần 2: Tổn thương niệu quang

Ngày đăng:  08/11/2012

 
Lượt xem: 9159

 Tỷ lệ tổn thương niệu quản trong trường hợp vết thương bụng: Khoảng 2,5%

Mạch máu nuôi của niệu quản : Niệu quản được cấp máu chủ yếu từ một nhánh của động mạch thận. Ngoài ra có một số nhánh từ động mạch chủ, động mạch sinh dục, hạ vị, bàng quang trên và dưới

Vết thương niệu quản do dao đâm có phổ biến hơn do hỏa khí hay không?- Không. Các vết thương hỏa khí chiếm trên 95% các trường hợp tổn thương niệu quản

Tiểu máu có phải là dấu hiệu thường gặp trong tổn thương niệu quản hay không? - Không. Khoảng 37% các trường hợp tổn thương niệu quản có kết quả tổng phân tích nước tiểu bình thường.

 

Chẩn đóan hình ảnh nào cấn làm khi nghi ngờ tổn thương niệu quản : Phải làm UIV khi nghi ngờ tổn thương niệu quản. Khi có tổn thương niệu quản có thể thầy các dấu hiệu sau:

 

  • Thận bên tổn thương chậm phân tiết hoặc không phân tiết
  • Thận ứ nước
  • Thoát nước tiểu ra ngoài
  • Không thấy hết toàn bộ niệu quản

 

Khi mổ nếu thấy tụ máu sau phúc mạc và niệu quản bị đụng dập, làm sao để đánh giá được sự toàn vẹn của niệu quản? -  Tiêm tĩnh mạch Indigocarmine sẽ giúp phát hiện được các trường hợp thoát nước tiểu ra ngoài niệu quản

 

Trong thời kỳ hậu phẫu, dấu hiệu nào gợi ý có tổn thương niệu quản? - Các dấu hiệu đều không đặc hiệu, có thể có tình trạng liệt ruột kéo dài, đau bụng hoặc đau hông lưng, khám thấy có khối u ở bụng. Ðôi khi thấy ống dẫn lưu ra dịch liên tục kéo dài. Có thể có tình trạng tăng uré máu, tình trạng nhiễm trùng.

 

Tổn thương niệu quản do y thuật? - Tần suất tổn thương niệu quản do y thuật khoảng 0,5- 30%, thường xảy ra sau các phẫu thuật sản phụ khoa. Tổn thương niệu quản do cột hoặc kẹp nát niệu quản thường gặp nhất. Ngoài ra, niệu quản có thể bị cắt đứt ngang, đụng dập, gập góc trong quá trình phẫu thuật.

 

Trong các phẫu thuật sản phụ khoa, khi nào dễ gây ra tổn thương niệu quản nhất? - Trong lúc cột dây chằng infundibulopelvic :

  • Trong lúc kẹp và cột động mạch tử cung đoạn bắt ngang qua niệu quản.
  • Trong lúc nạo hạch chậu (trong phẫu thuật cắt tử cung tận gốc)
  • Trong lúc cầm máu ở vùng đáy chậu

 

Cách điều trị khi niệu quản bị cột thắt?

  • Nếu phát hiện ra ngay trong lúc mổ chỉ cần cắt nút chỉ cột.
  • Nếu phát hiện và mổ lại sau phẫu thuật 24 giờ: cắt mối chỉ cột và đặt stent niệu quản. Có thể cắt đoạn niệu quản và nối ngay.
  • Nếu mổ lại sau khi phẫu thuật 72 giờ thì hầu như luôn luôn phải cắt niệu quản và nối lại.

 

Ðiều trị trong trường hợp niệu quản bị cắt dứt ở đoạn 2/3 trên? - Cắt lọc và nối niệu quản vào niệu quản còn lại.

 

Chống chỉ định nối niệu quản- niệu quản?

  • Tổn thương niệu quản do xạ trị
  • Tiền căn sỏi niệu
  • Tiền căn ung thư tế bào chuyển tiếp niệu quản trên
  • Lao niệu
  • Xơ hoá sau phúc mạc
  • Bất tương đồng đáng kể kích thước của hai niệu quản
  • Bất thường của niệu quản còn lại

 

Ðiều trị tổn thương niệu quản 1/3 dưới? - Cắm lại niệu quản vào bàng quang

 

Nếu niệu quản mất một đoạn dài thì có thể làm cách nào để nối niệu quản tận tận mà không bị căng ? - Có thể di động thận xuống phía dưới rồi cố định thận. Cũng có thể di động bàng quang lên phía trên rồi đính vào cơ psoas đồng thời với làm cuống Boari của bàng quang để nối vào niệu quản

 

Thế nào là niệu quản hồi tràng? - Là sử dụng một đoạn hồi tràng thay thế một đoạn niệu quản bị tổn thương khi đoạn tổn thương khá dài

 

Vai trò của soi bàng quang và chụp niệu quản ngược dòng trong trường hợp nghi ngờ tổn thương niệu quản? - Chụp niệu quản ngược dòng sẽ xác định được vị trí và độ dài của đoạn niệu quản bị tổn thương. Nếu mức độ tổn thương nhẹ, có thể tiến hành đặt thông niệu quản lưu để điều trị

 

Đăng bởi: Ths.Bs. Phạm Ngọc Thạch - Phó phòng KHTH

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021