Bấm vào hình để xem kích thước thật

BỆNH THỦY ĐẬU (TRÁI RẠ)

Ngày đăng:  25/03/2009

 
Lượt xem: 17361

 

Bệnh thủy đậu hoặc Varicella Zoster (Herpesvirus varicellaem) là do siêu vi trùng gây ra. Bệnh đặc trưng bằng sốt, nổi phát ban kiểu bóng nước ở da và niêm mạc. Đa số bệnh diễn tiến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong do những biến chứng trầm trọng như: viêm não hậu thủy đậu, hội chứng Reye…


 

 

Dịch tể học:

Bệnh thủy đậu xảy ra ở người, mọi lứa tuổi  kể cả nhũ nhi, khoảng 90% ở lứa tuổi < 10 tuổi, nữ và nam khả năng mắc bệnh như nhau.

Bệnh xảy ra từ tháng giêng đến tháng 5.

Đường lây chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ bệnh nhân, lây qua tiếp xúc bóng nước, vẩy bóng nước (nốt đậu đóng mài) trực tiếp có khả năng lây bệnh.

Dịch Zona có thể làm cho dịch thủy đậu xuất hiện.

Thủy đậu gây miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị nhiễm virus lần đầu, nhưng cũng có khi bệnh lần 2 thường là nhẹ (người có chích ngừa thủy đậu hoặc tổn thương hệ thống miễn dịch).

Biến chứng:

  1. Bội nhiễm thường gặp Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus.
  2. Viêm phổi thủy đậu.
  3. Hội chứng Reye.
  4. Dị tật bẩm sinh. Mẹ có thai 3 tháng đầu, sau sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như sẹo da, teo cơ bất thường ở mắt, co giật và chậm phát triển toàn thân.
  5. Viêm não hậu thủy đậu = Co giật hôn mê. Tử vong 5-25%, 15% sống sót với nhiều di chứng.

Điều trị triệu chứng:

  1. Chống ngứa bằng thuốc: Pheramin, Sp Phenergan, cắt móng tay ngắn, mặc quần áo kín, mỏng cũng có theo dõi chống ngứa gãy.

Giảm đau, hạ sốt, không uống Aspirin vì thuốc này có thể gây ra $ Reye.

  1. Phòng ngừa và điều trị bội nhiễm:

Những điều nên làm:

+         Vệ sinh thân thể, thay quần áo, tắm dung dịch sát trùng sẽ làm giảm tỉ lệ bội nhiễm.

+         Cho uống kháng sinh (theo y lệnh Bs) nếu có bội nhiễm.

+         Bôi Methylen Bleue để tránh bội nhiễm.

+         Ăn uống không kiêng cử.

+         Có th6ẻ dùng nghệ bôi tránh sẹo

+         Uống nhiều nước-

Những điều không nên làm:

+         Không tắm gốc rạ (vì trong đồng ruộng dễ có thuốc trừ sâu).

+         Không nên ủ kín sẽ đổ mồ hôi, bé ngứa nhiều hơn.

+         Không nên gỡ mài nốt ra sẽ làm thẹo khuyết sâu và dễ nhiễm trùng hơn

+         Không kiêng ăn để tăng sức đề kháng cho trẻ

 

Thời gian lành bệnh :

Khoảng 3 tuần kể từ lúc bắt đầu phát bệnh. Đâu là một bệnh nhiễm có thể phòng ngừa bằng thuốc chủng ngừa.

Đăng bởi: BS. Lê Thị Ngọc Nga - Khoa Dịch Vụ 3

[Trở về]

Các tin khác

Nhiễm trùng da 29/05/2018

Mụn trứng cá 02/08/2015