Các bệnh ngoại khoa bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Ngày đăng: 05/03/2011
Lượt xem: 19893
- Các khối u ở cổ :
U tân dịch, u quái, u máu ở cổ có thể gây tắc đường hô hấp ở trẻ sau sinh, đặc biệt khi u lan vào sàn miệng, vào lưỡi bệnh nhi.Trong chăm sóc cần phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp do khối u chèn ép.
2. Vẹo cổ bẩm sinh :
Biểu hiện bằng một khối u xơ, đường kính 1 – 2cm, không di động, xảy ra 2 – 3 tuần sau sinh thường do sang chấn sản khoa, 80% trẻ trở về bình thường sau 2 -3 tháng. Có thể chữa khỏi nhờ tập vật lý trị liệu.
3 Hội chứng Pierre Robin :
- Biểu hiện bằng tam chứng : Chẻ vòm hầu, tụt lưỡi và cằm lẹm.
- Tắt đường hô hấp trên do tụt lưỡi rất hay gặp sau sinh hay muộn hơn là 3 tuần sau sinh.
- Cách chăm sóc :
· Tư thế trẻ : Nằm sấp, đầu nghiêng sang một bên, có thể cao hay thấp.Tuy nhiên, đầu cao làm tăng nguy cơ tụt lưỡi, đầu thấp có nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản (bình thường đầu cao từ 10 - 15˚)
· Bệnh nhân có chẻ vòm hầu: nên nuôi ăn qua ống thông dạ dày (vì sức bú của bé rất kém) tốc độ chậm, chú ý theo dõi sát đề phòng trẻ bị trào ngược gây hít sặc rất nguy hiểm.
4. Thoát vị hoành bẩm sinh :
- Là tình trạng các tạng trong ổ bụng thoát vị lên lồng ngực qua các lỗ khiếm khuyết của cơ hoành, thường xảy ra bên trái nhiều hơn bên phải, 85 – 90 % thoát vị qua khe Bochdaleck.
- Trẻ thường biểu hiện : tím tái, khó thở, bụng xẹp, lồng ngực nhô cao, tim lệch phải…
- Chăm sóc :
· Cho trẻ nằm đầu cao 30˚, nghiêng bên thoát vị, giữ ấm, đặt thông dạ dày để giải áp.
· Không thở NCPAP, không giúp thở bằng mask để tránh khí vào dạ dày gây chèn ép đường hô hấp.
5. Teo thực quản :
- Sau sinh, biểu hiện lâm sàng của thể điển hình( type 3): tăng tiết nước bọt, tím tái, sặc ho khi nhấp nước, hay muộn hơn là suy hô hấp do viêm phổi, không đặt được thông dạ dày ( do bị tắc nghẽn nơi lồng ngực)
- Chăm sóc :
· Đặt trẻ tư thế đầu cao, nghiêng phải.
· Đặt thông hút dịch tiết ở miệng và nơi túi cùng( nơi teo) liên tục với áp lực nhẹ.
6. Teo ruột :
- Biểu hiện lâm sàng: ói dịch vàng, chậm tiêu phân su, bụng chướng khi tắc thấp hoặc không chướng nếu tắc cao ở tá tràng hay hổng tràng.
- Chăm sóc: Nằm đầu cao tránh hít dịch ói, ủ ấm, hút liên tục thông dạ dày để bớt chướng bụng.
7. Thoát vị chân cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh :
- Trẻ có nguy cơ hạ thân nhiệt, mất nước, nhiễm trùng, nghẹt ruột, hoại tử và tắc ruột.
- Xử trí ban đầu là ủ ấm, truyền dịch, đặt thông dạ dày, thông tiểu.
- Nếu thoát vị chân cuống rốn: dùng gạc vô khuẩn thấm nước muối sinh lý ấm bao bọc bảo vệ khối thoát vị, trách để rách túi.
- Nếu hở thành bụng : dùng gạc vô khuẩn thấm nước muối sinh lý ấm bao bọc khối thoát vị, tránh tổn thương ruột, mạch máu, mạc treo.
8. Thoát vị màng não tủy :
- Là một nang phồng lên, bên trong chứa dịch não tủy và thông thương với khoang dưới nhện.
- Vị trí thường gặp ở cột sống thắt lưng chiếm 80% trường hợp.
- Chăm sóc :
· Tránh sang chấn và làm tăng áp lực nơi tổn thương.
· Dùng gạc vô khuẩn thấm nước muối sinh lý ấm đắp lên chỗ thoát vị, nếu bao thoát vị bị vỡ, dịch não tủy dò ra ngoài, phải dùng gạc tẩm betadine 2% che phủ và kháng sinh phòng ngừa.
· Tránh lây nhiễm phân vào khối thoát vị.
Đăng bởi: Khoa Hồi sức
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021