Bấm vào hình để xem kích thước thật

Không có dấu hiệu cho thấy virus Corona có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai

Ngày đăng:  13/02/2020

 
Lượt xem: 4841

Có vài tin tốt lành về Corona virus.  Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy virus không thể truyền từ bà mẹ mang thai bị nhiễm cho bào thai.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng dân số nghiên cứu thì nhỏ- chỉ có chín phụ nữ mang thai- và một số yếu tố khác vẫn còn là câu hỏi khi xảy ra lây truyền giữa bà mẹ và bào thai.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phân tích hồ sơ bệnh án của các phụ nữ, tuổi từ 26 đến 40. Tất cả những phụ nữ này đều sống ở Wuhan- Vũ Hán- Trung Quốc, là tâm điểm của dịch mới có tên là  virus Corona COVID-19, mà đã có gần 45.000 người bị nhiễm và giết chết 1,113 người ở Trung Quốc.

Theo người đứng đầu nghiên cứu, Tiến sĩ Yuanzhen Zhang của  bệnh viện Zhongnan của Đại học Vũ Hán, Trung Quốc,  thì tất cả những phụ nữ này bị viêm phổi như là hậu quả của nhiễm trùng và tất cả  đang ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Tất cả những phụ nữ này đã được hồi phục khỏi bệnh và đã được dung kháng sinh và oxy. Sáu người có nhận trị liệu kháng virus.\

Khi sanh, có hai trường hợp suy thai (tình trạng trẻ cần oxy liều thấp một thời gian), và hai trường hợp sanh có liên quan đến vỡ ối sớm, nhưng  con của tất cả chin thai phụ này đều sống.

Nhóm nghiên cứu chú thích thêm rằng điều quan trọng nhất là, sáu trong chin đứa trẻ sanh ra được kiểm tra và không có dấu hiệu nhiễm COVID-19.  Trẻ được xét nghiệm tìm virus qua mẫu phết họng, máu cuống rốn và mẫu xét nghiệm nước ối. Không có mẫu nào trong số này dương tính với COVID- 19.

Mẫu xét nghiệm đã được làm ở trong phòng mổ vào lúc sanh, để giúp bảo đảm không có bị nhiễm từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến kết quả.

Nghiên cứu được xuất bản vào ngày 12 tháng 2 trên tờ Lancet, và đã được thúc đẩy bởi một báo cáo trước đó về một đứa trẻ sanh ra  từ bà mẹ bị nhiễm virus Corana. Đứa trẻ này có xét nghiệm dương tính với virus Corona trong vòng 36 tiếng sau sanh.

Nghên cứu mới cho rằng không có khả năng nhiễm trùng trong tử cung. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu người Trung Quốc nhấn mạnh rằng kết quả của họ dựa trên một số ít các trường hợp thu thập được trong một khoảng thời gian ngắn. Các trường hợp này cũng chỉ bao gồm những phụ nữ ở giai đoạn cuối của thai kỳ và được sanh mổ.\

Điều đó có nghĩa là vẫn chưa rõ nhiễm trùng thế nào với virus Corona trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa của thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và trẻ, hoặc liệu rằng virus có thể truyền từ mẹ sang con trong sanh thường qua ngã âm đạo không.

Zhang nói trong bản tin rằng” Chú thích quan trọng là nhiều chi tiết lâm sàng của trường hợp này đã bị sót, và vì lý do này, chúng ta không thể kết luận được rằng liệu rằng có thể nhiễm trùng trong tử cung hay không. Tuy nhiên, chúng ta nên tiếp tục chú ý đặc biệt đến trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm phổi COVID-19 để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở nhóm này.  

Đồng tác giả nghiên cứu, Huixia Yang,  của  Peking University First Hospital  thêm rằng “ điều này là quan trọng với nghiên cứu bởi vì phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với mầm bệnh hô hấp và viêm phổi nặng bởi vì họ bị suy giảm miễn dịch và bởi vì những thay đổi sinh lý liên quan đến thai nghén.”

Nói trong bản tin này, Yang nói rằng những yếu tố có liên quan đến thai kỳ” nên đặt chúng vào nguy cơ cao có kết quả xấu. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào bị viêm phổi nghiêm trọng hoặc tử vong vì nhiễm trùng, nhưng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu về virus để hiểu thêm về sự ảnh hưởng trên nhóm lớn hơn của những phụ nữ có thai.

Các tác giả của nghiên cứu nói rằng cần tiếp tục theo dõi các bà mẹ và trẻ trong nghiên cứu để đánh giá sức khỏe lâu dài. 

Các nhà nghiên cứu thêm rằng những kết quả này tương tự với hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp (SARS) ở phụ nữ có thai. Không có bằng chứng virus SARS truyền từ mẹ sang con trong suốt thai kỳ hoặc lúc sanh.

Kết quả nghiên cứu có giá trị trong việc phòng ngừa và điều trị COVID-19. Trong nghiên cứu nhỏ này, tỉ lệ biến chứng sản khoa với COVID-19 thực tế dường như ít hơn ở phụ nữ mang thai bị nhiễm SARS.

Đăng bởi: ĐD Kim Liên (theo The Lancet)

[Trở về]

Các tin khác