Bấm vào hình để xem kích thước thật

Người bên cạnh thực hiện hồi sức tim phổi giúp giữ chức năng não sau khi chết đuối

Ngày đăng:  27/05/2017

 
Lượt xem: 6976

Các nhà nghiên cứu báo cáo nạn nhân chết đuối có khả năng hồi phục nhiều hơn với chức năng não tốt nếu người bên cạnh bắt đầu thực hiện ấn ngực hơn là chờ cho người của đội cấp cứu tới.

Tiến sĩ Joshua Tobin, phó Giáo sư  gây mê lâm sàng tại Đại học Y khoa  Southern California, đứng đầu nghiên cứu nói:”Cái mà chúng tôi muốn thấy là khi người kế bên bắt đầu CPR (cardiopulmonary resuscitation- hồi sức tim phổi) trước khi người cấp cứu đến, người đó có cơ hội xuất viện cao hơn và có cuộc sống gần như họ có trước khi bị chết đuối.

Các tác giả của nghiên cứu nói trong bản tin của trường rằng có khoảng 10 trường hợp chết đuối mỗi ngày ở Hoa Kỳ.

Nghiên cứu mới bao gồm hơn 900 trường hợp người bị ngưng tim sau khi gần như là chết đuối.

Tobin nói: “Khi chúng tôi nói về ngưng tim, không có gì nghi ngờ rằng chúng ta muốn họ sống. Nhưng mà sống và bị tình trạng thực vật sẽ không được xem như thành công ở hầu hết người ta. Đó là tại sao chúng tôi chọn phân tầng kết quả bằng có kết quả thần kinh tiến triển hoặc không tiến triển.

Các nhà điều tra thấy rằng các nạn nhân chết đuối được tiến hành CPR do người bên cạnh thực hiện có 3 lần tiến triển tốt hơn đối với chức năng não.

Nhưng mà nạn nhân gần chết đuối dường như là xấu hơn nếu họ được điều trị bằng máy shock tim tự động (automated external defibrillators (AEDs),), thường gặp ở những nơi công cộng. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn giải thích sự khác nhau như thế nào.

Tobin nói” thật khó để nói tại sao làm AED trước khi đội cấp cứu y tế tới cho kết quả thần kinh xấu hơn trong nghiên cứu này. Có lẽ áp dụng AED làm phân tâm người bên cạnh thực hiện CPR tốt, không bị ngắt quãng.”

Ông thêm” Mặc dù cái mà chúng tôi biết là nghiên cứu này thêm vào bằng chứng là người kế bên tiến hành CPR làm cải thiện kết quả ở người bị ngưng tim. Nó cũng cho lý do thuyết phục người ta học kỹ năng cứu mạng này.”

Ông nói: “Thậm chí nếu không biết CPR, Bạn có thể giúp người bị ngưng tim với sự giúp đỡ của trung tâm cấp cứu. Gọi trung tâm cấp cứu (911- Hoa Kỳ), ấn tim 100 lần một phút, và Bạn có thể cứu mạng ai đó.”

Nghiên cứu được xuất bản trên số tháng sáu của Resuscitation.

Đăng bởi: ĐD Liên Kim (theo University of Southern California Keck School of Medicine)

[Trở về]

Các tin khác