Liêt dây thần kinh VII ngoại biên (Bell’s Palsy)
Ngày đăng: 26/05/2011
Lượt xem: 55258
Bell’s Palsy là sự yếu hay liệt cơ một bên của mặt. Tình trang liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII ngoại biên và được miêu tả đầu tiên bởi bác sĩ phẩu thuật người Anh, ông Charles Bell Năm 1829 .
Dây thần kinh số VII gọi là thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác. Các sợi vận động, xuất phát từ hai nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ bám da mặt và cổ. Cử động các cơ này biểu lộ trạng thái cảm xúc như: vui buồn, tức giận…và một số động tác khác. Do đặc điểm giải phẩu - chức năng tổn thương dây VII có 2 kiểu trung ương và ngoại biên. Liệt thần kinh mặt ngoại biên thì nửa mặt cùng bên bị liệt hoàn toàn. Ngoài ra khi liệt dây VII sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ, tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dước hàm, dưới lưỡi, cảm giác, vị giác 2/3 trước lưỡi
Triệu chứng : xảy ra bên liệt
- Yếu hay cứng hay rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng
- Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ
- Nhân trung lệch sang bên liệt
- Khó nói và đôi khi khó ăn uống
- Đau sau hay trước tai
- Mất vị giác
- Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng
- Nghe lớn âm thanh một bên tai
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII ngoại biên thường gặp: nhiễm virus, viêm tai giữa, cảm cúm hay cảm lạnh, tiểu đường, chấn thương mặt…
Bác sĩ thăm khám chẩn đoán liệt VII ngoại biên hay trung ương và xác định nguyên nhân.
Liệt VII do siêu vi hầu hết bệnh nhân tự phục hồi triệu chứng sau 2 đến 3 tuần. Điều trị sớm corticosteroids trong vòng 10 ngày ngay từ lúc bắt đầu có dấu hiệu liệt sẽ có hiệu quả, giúp phục hồi sớm và hoàn toàn. Có thể dùng thuốc kháng virus (Acyclovir) đối với bệnh nhân có nhiễm virus. Massage giúp phục hồi sức cơ mặt và nhỏ mắt chống khô mắt
Chăm sóc trẻ liệt dây VII ngoại biên
- Trẻ lớn có thể lo sợ, giận dữ hay buồn khi bị bệnh. Ngoài thăm khám và điều trị chuyên môn, cần tư vấn tâm lý giải thích giúp trẻ yên tâm và kiên nhẫn trong điều trị .
- Nên nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, chú ý sinh tố, trái cây.
- Bảo vệ mắt khi đi ra ngoài tránh bụi và gió vào mắt, nhỏ mắt cho trẻ tránh khô mắt.
- Vệ sinh răng miệng không để thức ăn đọng lại giữa má và nướu răng bên liệt.
- Chườm ấm, massage cơ mặt phía trên mắt xuống cằm và sau tai và đặc biệt là dây VII chổ góc hàm giúp làm dịu, giảm đau và dễ chịu, thời gian massage từ 15 đến 20 phút mỗi lần vào buổi sáng và tối.
- Giải thích về diễn tiến có khả năng phục hồi cao, thời gian phục hồi có thể đến vài tuần.
Đăng bởi: Khoa Thần Kinh
Các tin khác
Giấc ngủ- phương thuốc cho sức khỏe của Bạn 28/07/2019
Khi nào đau đầu cần phải đi cấp cứu? 07/04/2018
Những điều nên tránh làm trước khi đi ngủ. 21/07/2015
Khi con bạn bị đau đầu 19/08/2012
Trẻ ngủ bao lâu trong một ngày là đủ? 04/07/2012
Xử lý rắn cắn 12/12/2011
Điện thoại di động đối với trẻ em 07/08/2011
Co giật do sốt cao ở trẻ em. 07/10/2010