Bấm vào hình để xem kích thước thật

Cách chăm sóc và theo dõi trẻ bị viêm phổi tại nhà

Ngày đăng:  11/11/2010

 
Lượt xem: 85285

Vào mùa lạnh, nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi nước trong, sau đó ho, thở nhanh bất thường... các bà mẹ nên thận trọng vì có thể bé đã bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, dẫn đến viêm phổi.

 

 

1.Thế nào và viêm phổi ?

  

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp ,một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

 

2.Yếu tố thuận lợi khiến trẻ dễ bị viêm phổi:

- Trẻ sinh non tháng, suy dinh dưỡng

- Môi trường đông đúc kém vệ sinh, nhiều khói bụi, trong nhà có người hút thuốc lá.

- Thời tiết lạnh, giao mùa ( thời gian mắc bệnh cao nhất trong năm ở Việt Nam vào tháng 4, 5 và tháng 9,10 ).

- Trẻ được chăm sóc không đúng cách.

 

3.Tác nhân gây viêm phổi:

- Do nhiễm siêu vi

- Do vi trùng

- Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm phổi sau khi hít sặc thức ăn, dị vật, dầu hôi…

 

4.Biểu hiện khi trẻ bị viêm phổi:

-   Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh

-   Cha mẹ có thể dễ dàng đánh giá nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo để quan sát nhịp di động của lồng ngực hoặc bụng. Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ. Nếu có đồng hồ với kim giây, ta có thể để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút. Một trẻ có tình trạng thở nhanh nếu ta đếm được:

 > 40 lần/phút trở lên đối với trẻ 1-5 tuổi.

 > 50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi.

 > 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.

 

- Ngoài ra, nếu trẻ thở phát ra tiếng kêu bất thường như khò khè, rên rỉ, có thể trẻ đã bị viêm phổi, thậm chí là viêm phổi nặng.

 

- Co rút lồng ngực cũng là một biểu hiện của viêm phổi. Để phát hiện triệu chứng này, cần vén áo trẻ lên nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng, xem có hiện tượng ngực lõm sâu khi trẻ hít vào hay không. Nên bế trẻ nằm ngang trên đùi mẹ hoặc đặt nằm ngang trên giường để quan sát dễ dàng và chính xác. Dấu hiệu này phải thấy thường xuyên ở bất kỳ nhịp thở nào, khi trẻ nằm yên hoặc ngủ, mới có giá trị; còn nếu chỉ thấy lúc trẻ quấy khóc, hoặc khi cố gắng hít sâu sau một hơi bú dài, thì không được coi là co rút lồng ngực è Trẻ có co rút lồng ngực là đã bị viêm phổi nặng, cần được đưa đến bệnh viện ngay.

5.Cách chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà:

- Cho trẻ ăn uống bình thường khi bị bệnh, không kiêng cử, cho ăn thêm 1 bữa sau khi lành bệnh.

- Làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm sạch mũi bé.

- Cho uống đủ nước để tránh thiếu nước do thở nhanh và sốt. Ngoài ra, nước còn có tác dụng loãng đàm nhớt.

- Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu nặng sau đây:

       Trẻ mệt hơn

       Thở nhanh hơn

       Khó thở hơn,co rút lồng ngực.

       Bú kém hoặc không uống được.

       Ngoài ra nếu trẻ có biểu hiện viêm phổi phải tới cơ sở y tế để khám.

6.Phòng ngừa:

- Bảo vệ sức khỏe bà mẹ khi có thai, khám thai đầy đủ để theo dõi và xử lý kịp thời những tai biến, giảm khả năng sanh non, sanh nhẹ cân.

            - Bảo đảm vệ sinh môi trường nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 

- Trẻ phải được bú mẹ và ăn dặm đúng.

 

- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh.

 

- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng

 

Đăng bởi: Khoa Dịch vụ Hô hấp

[Trở về]

Các tin khác