Bấm vào hình để xem kích thước thật

Thận nước do hẹp khúc nối bể thận – niệu quản

Ngày đăng:  21/08/2012

 
Lượt xem: 29815

  • Có thể gặp ở 1 bên hoặc 2 bên, bên trái nhiều hơn bên phải.
  • Có ở bé trai và bé gái.

1. hẹp tại nơi nối bể thận vào niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang).

2. Tình huống phát hiện:

  • Siêu âm thai.
  • Tình cờ siêu âm phát hiện.
  • Đau bụng, đau lưng.
  • Bụng lớn.
  • Tiểu đục, tiểu máu.

3. Bệnh có nguy hiểm không?

  • Không, vì bệnh chữa được.

4. Bệnh cần phẫu thuật không?

  • Không phải mọi trường hợp thận ứ nước đều phải mổ. Có những trường hợp không cần mổ nhưng phải theo dõi. Phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5. Siêu âm có đủ thông tin về bệnh không?

  • Không, còn cần chụp hình X quang và xạ hình thận.

6. Chụp xạ hình có nguy hiểm không?

  • Không, vì chất phóng xạ này không tích tụ lâu trong cơ thể.
  • Chụp xạ hình thận cần phải đặt thông tiểu để kết quả chính xác.

7. Sau mổ có hết ứ nước ở thận không?

  • Chỉ 20% các trường hợp đã được phẫu thuật thận chỉ còn ứ nước độ I hoặc ứ nước ít
  • 80% còn lại vẫn ứ nước độ II hoặc độ III. Tháng thứ nhất đến tháng thứ 2 sau mổ thận có thể ứ nước nhiều hơn trước mổ do miệng nối bị phù nề. Sau đó độ ứ nước giảm dần từ tháng thứ 6.
  • Nếu vẫn còn ứ nước độ III cần phải chụp lại xạ hình thận để đánh giá chính xác hơn.

8. Tại sao sau mổ thận vẫn còn ứ mước?

  • Tình trạng ứ nước của thận đã xảy ra từ lúc bào thai mới 10 tuần tuổi, phẫu thuật là để giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường thoát nước tiểu xuống bàng quang nhằm duy trì khả năng làm việc của thận (chức năng thận) chứ không thay đổi hoàn toàn hình thể thận. Mặc dầu còn ứ nước nhưng chức năng thận vẫn tốt nhờ khúc nối không còn tắc nghẽn sau phẫu thuật.

9. Cần theo dõi bao lâu sau mổ?

  • Sau mổ cần tái khám vào tháng thứ 1, thứ 3, thứ 6 , 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 5 năm. 

 

Đăng bởi: Khoa Thận Niệu

[Trở về]

Các tin khác

Dậy thì sớm 14/08/2013