Bệnh viêm kết mạc
Ngày đăng: 09/03/2011
Lượt xem: 13657
Bệnh đau mắt đỏ là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một tình trạng mắt bị kích thích hay nhiễm trùng. Thuật ngữ y khoa của bệnh đau mắt đỏ là “viêm kết mạc".
Nếu bạn bị bệnh đau mắt đỏ, mắt của bạn có thể:
. Chuyển sang màu đỏ hoặc màu hồng
. Chảy nước mắt, rỉ dịch
. Cảm thấy ngứa hoặc nóng rát
. Gặp khó khăn nhắm mở mắt
Bệnh đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi sự viêm nhiễm, dị ứng hoặc một kích thích không rõ.
Bạn có thể bị lây bệnh đau mắt đỏ từ người khác?
Khi mà bệnh đau mắt đỏ được gây ra bởi sự viêm nhiễm, nó có thể lây lan dễ dàng. Thông thường, bệnh đau mắt đỏ được lây lan do tiếp xúc với những đồ vật mà người bị bệnh đã tiếp xúc trước đó. Nếu bạn biết một ai đó bị bệnh đau mắt đỏ, bạn nên tránh chạm tay vào khăn, mền gối hoặc những vật dụng cá nhân khác của người bệnh.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Đi khám bác sĩ hoặc y tá nếu mắt của bạn bị đỏ, ngứa, rỉ dịch hoặc đau.
Có thể điều trị được bệnh đau mắt đỏ?
- Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ sẽ tự khỏi mà không điều trị.
Có trường hợp bệnh cần phải được điều trị:
- Đau mắt đỏ gây ra do vi khuẩn có thể được điều trị bằng dung dịch hoặc gel thuốc kháng sinh nhỏ mắt.
- Bệnh gây ra bởi các nguyên nhân khác thường thì có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt điều trị dị ứng. Những dạng thuốc này không phải để trị bệnh, nhưng chúng có thể làm giảm các triệu chứng như ngứa và viêm kích ứng.
- Những trường hợp bị khô mắt có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt làm ướt mắt.
- Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị nhiễm trùng, không để những giọt dịch từ mắt bệnh sang mắt lành. Ngoài ra, không chạm vào mắt lành sau khi đã chạm vào mắt bệnh. Cả hai điều có thể làm nhiễm trùng lây lan từ mắt bệnh sang mắt lành.
Nếu người bệnh đang đeo kính áp tròng?
- Nếu bạn đang đeo kính áp tròng và bạn có dấu hiệu bị đau mắt đỏ, điều quan trọng là bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Trong những người đeo kính áp tròng, các triệu chứng của đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
- Trong khi điều trị nhiễm trùng mắt, bạn nên dừng lại việc đeo kính áp tròng trong một thời gian ngắn. Bạn cần phải lấy kính áp tròng ra và cẩn thận làm sạch kính. Nếu kính áp tròng của bạn chỉ dùng một lần thì bạn sẽ phải bỏ đi và bắt đầu đeo lại kính mới.
Đau mắt đỏ có thể được dự phòng?
- Để dự phòng hoặc tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Nếu không thể rửa tay, bạn nên sử dụng gel cồn rửa tay khi làm việc. Ngoài ra, tránh khăn sử dụng chung đồ đạt như khăn, quần áo ngủ, hoặc các vật dụng cá nhân với người bệnh.
Đăng bởi: BS. Đặng Ngọc Thạch ( dịch từ nguồn Uptodate)
Các tin khác
Hưởng ứng Ngày thị giác thế giới 07/10/2024
Nên làm gì để phòng ngừa sâu răng 22/06/2019
Nhận biết điếc ở trẻ nhỏ 15/07/2018
Hiểu về viêm Amygdal 01/03/2018
Một số thực phẩm tốt cho răng 04/03/2017
Làm cho trẻ vui khi đánh răng ! 24/11/2016