Bấm vào hình để xem kích thước thật

Những ngộ nhận trong phòng chống sốt xuất huyết.

Ngày đăng:  10/11/2010

 
Lượt xem: 10556

Muỗi vằn gây bệnh phát sinh từ kênh rạch bị ô nhiễm:

Hiểu đúng – phòng đúng
Lăng quăng muỗi vằn không sống ở nơi nước bị ô nhiễm như kênh rạch nhưng có thể sống ở trong các vật chứa đọng nước mưa trên mặt kênh rạch như (hộp xốp, chai nhựa…)
- Không sả rác xuống kênh rạch.
- Dọn sạch các vật chứa trên kênh rạch

 

Nước trong lu khạp xử dụng mỗi ngày làm gì có lăng quăng ?
-  Lu khạp không đậy kín dù còn một lỗ nhỏ muỗi cũng bay vào đẻ  -->-  Vì vậy ta nên đậy kín vật chứa nước bằng vải mùng hoặc nylon.
 
Hiểu đúng – Phòng đúng
- Muỗi vằn có khả năng truyền bệnh trong khu vực có bán kính 200m
- Cần phun thuốc diệt muỗi ở từng nhà trong bán kính 250m tính từ nhàcó ca bệnh để tránh muỗi vằn tiếp tục truyền bệnh.
- Thuốc xịt muỗi chỉ diệt muỗi không diệt lăng quăng.
- Thuốc xịt muỗi phải phun trong từng nhà mới có hiệu quả (thuốc có mùi nhẹ và an toàn)
- Nhà sạch sẽ, không có vật chứa nước thì không có lăng quăng
 
Lưu ý :
- Hồ nước,hòn non bộ thả cá rồi vẫn có lăng quăng.
- Nhà toàn người lớn chắc chắn không bị sốt xuất huyết là ngộ nhận sai.
- Lu,thùng,khạp úp lại vẫn còn khoảng lõm nhỏ có thể đọng nước mưa và lăng quăng vẫn còn sinh sống .
- Có thể vài vật chứa nước vô tình  như ly, hộp cơm, nút chai bỏ ở chỗ khuất. Bồn kiểng,bụi cây,máng xối,ban công không có lối thoát  nước, tấm bạt che mái hiên v..v là chỗ ẩn nấp của lăng quăng.
Cần tìm kỷ khắp nơi trong nhà các vật chứa nước đểdọn dẹp.

Đăng bởi: BS.CK2.Huỳnh Trọng Dân

[Trở về]

Các tin khác