Dinh Dưỡng Theo Lứa Tuổi Của Bé
Ngày đăng: 12/05/2010
Lượt xem: 59653
Ở mỗi độ tuổi, chế độ ăn uống thích hợp là sự cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, và phù hợp với tình trạng phát triển của trẻ.
Trong khoảng thời gian từ 0 đến 6 tháng tuổi , các bé chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa thay thế để nhận được tất cả dinh dưỡng mà cơ thể cần
Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng , số lần bú có thể giãm xuống còn 4 -6 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.
Những bé được nuôi bằng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 -8 lần mỗi ngày, trẻ sơ sinh bắt đầu với 57 – 85 gram sữa bột cho mỗi lần ( tổng cộng khoảng 450 – 680 g mỗi ngày) Tương tự với trường hợp trẻ bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giãm khi bé lớn hơn một tí, nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170-227 gram/ lần.
Không nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng mật ong cho bé, vì mật ong chứa những bào tử có thể làm bé bị ngộ độc. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để chống lại .
Mặc dù bé có thể ngủ suốt đêm, nhưng cha mẹ vẫn có thể đánh thức bé để cho bú nếu nhận thấy trong ngày bé ăn chưa đủ hoặc nếu bé thiếu cân. Nên thường xuyên kiểm cân nặng, kết hợp với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để giám sát quá trình phát triển của con bạn, chắc chắn rằng trẻ có được những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn biết khi nào cần phải cho bé ăn thêm các buổi ban đêm
Từ 4-6 tháng tuổi:
Ở tháng tuổi này, trẻ cũng bắt đầu tập ăn dặm thêm những thức ăn lõng. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn đặc, nó có thể khiến cho bé bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được
Có nhiều giai đoạn phát triển cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn thức ăn đặc:
v Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh
v Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
v Bé có thể ngồi với sự giúp đỡ.
v Bé có thể thể hiện việc không đồng ý đầy đủ bằng cách xoay đầu đi nơi khác hoặc không mở miệng
v Bé bắt đầu tỏ ra quan tâm (hứng thú) với thức ăn trong khi những người khác đang ăn.
Bắt đầu chuẩn bị thức ăn đặc cho trẻ với bột gạo ngũ cốc tăng cường thêm chất sắt trộn với sữa mẹ hoặc thay thế để làm loãng độ đặc. Bột ngũ cốc có thể được pha đặc hơn một tí đễ bé học cách kiễm soát thức ăn trong miệng.
v Lúc ban đầu, cho ăn bột ngũ cốc 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 hoặc 2 muỗng canh bột khô trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ
v Dần dần tăng lên 3 hoặc 4 muỗng canh bột ngũ cốc.
v Không nên cho ăn bột ngũ cốc trong chai trừ khi có yêu cầu của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Trong thời gian bé ăn dặm với bột gạo ngũ cốc hằng ngày , bạn nên đưa thay đổi một loại bột ngũ cốc có bổ sung sắt mới mỗi tuần, nó giúp bạn có thể theo dõi và chọn lọc loại thực phẩm cho bé nhằm tránh trường hợp không dung nạp hoặc dị ứng. Không bao giờ để bé trên giường với miệng vẫn còn đang ngậm bình sữa vì có thể dẫn đến sâu răng.
Từ 6-8 tháng tuổi:
Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 -5 lần một ngày, Viện dinh dưỡng Trẻ Em Hoa kỳ khuyến cáo không nên dùng sữa bò cho trẻ em dưới 1 tuổi
Bé sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa thay thế khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính .
Sau khi bé đã thử nhiều loại bột ngũ cốc khác nhau. Bạn bắt đầu kiểm tra sự dung nạp của cơ thể bé đối với các loại loại củ, quả được hầm nhừ, các loại rau
v Dành cho hoa quả, củ hầm : thử 1loại/ lần và chờ 2 -3 ngày để kiễm tra có xuất hiện dị ứng nào không
v Bắt đầu với rau củ thông thường như đậu xanh , khoai tây , cà rốt, khoai lang, bí , đậu hạt , củ cải đường, và trái cây thường như chuối, quả mơ, táo ,đào , dưa.
Bạn nên nhớ cân nhắc lượng trái cây, hoa quả khi cho trẻ ăn, nó phụ thuộc vào trọng lượng của bé và việc cơ thể bé đáp ứng tốt như thế nào khi dùng trái cây và rau. Độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên dần dần tùy theo mức độ cho phép của cơ thể em bé.
Đối với những loại thức ăn mà trẻ có thể tự cầm và ăn, chỉ nên đưa cho bé một ít, tuyệt đối tránh những thức ăn như táo cắt khoanh, cắt lát mõng, xúc xích, các loại hạt , kẹo tròn, rau cải chưa nấu….. nó rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị ngạt thở.
Bạn có thể để đưa cho trẻ tự cầm và ăn những loại thực phẩm như : rau cải nấu mềm, trái cây rửa sạch gọt vỏ, bánh qui, bánh mì nướng. Các loại thức ăn có vị mặn hoặc có đường nằm ngoài danh mục được khuyến cáo , trong thời gian trẻ bắt đầu mọc răng.
Từ 8-12 tháng tuổi:
Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày trong độ tuổi này
Ở độ tuổi 8 – 12 tháng, khẩu phần ăn của bé sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt hầm, thịt băm/tháii nhỏ. Dành cho trẻ bú mẹ , bé được tập ăn thịt lúc đạt 8 tháng tuổi (sữa mẹ không có nguồn sắt dồi dào , nhưng bé có đầy đủ lượng sắt dự trữ cho đến 8 tháng tuổi. Vào lúc này, thịt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bổ sung chất sắt tốt cho con bạn .
Tương tự với với những thức ăn khác, ta cũng nên kiểm tra từng loại thịt trước khi đưa vào khẩu phần ăn thường xuyên của trẻ, chỉ cho ăn 1 loại thịt / tuần, lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/3lần/ngày, hầm và nghiền nhỏ thịt nạc
Lượng trái cây hoặc rau cải trong khẩu phần ăn của trẻ tăng đến 3 muỗng canh, 3 lần/ ngày,
Có thể bổ sung thêm trứng mỗi tuần ,nhưng chỉ cho trẻ ăn tròng đỏ ,cho đến khi bé được 1 tuổi bởi vì một số bé nhạy cảm với lòng trắng trứng.
Khoảng 1 tuổi , đa số các bé không dùng bình sữa , nếu bé vẫn còn dùng bình sữa thì nó chỉ nên dùng để chứa nước.
Từ 01 tuổi:
Sau khi bé được 1 tuổi,có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa toàn phần, trẻ dưới 2 tuổi không nên uống sữa có chất béo thấp( 2%, 1% hoặc sữa đã được loại bỏ phần kem béo) bởi vì chúng cần thêm calories từ chất béo nhằm bảo đảm một quá trình sinh trưởng và phát triển hoàn thiện
Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng sữa toàn phần bởi nó có thể làm giảm tế bào máu. Tuy nhiên bạn có thể cho trẻ dùng một lượng nhỏ phô mai , phô mai làm từ sữa có hàm lượng béo thấp, hoặc yogurt .
Bé 1 tuổi cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt , trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem.
Cung cấp nhiều loại thức ăn sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Những em bé mới biết đi, không phát triễn nhanh như trẻ sơ sinh, vì thế nhu cầu dinh dưỡng của chúng ít nhiều liên quan đến sự giãm kích cỡ trong năm thứ hai. Mặc dù bé vẫn tiếp tục tăng cân nhưng không còn tăng gấp đôi số cân như trong giai đoạn sơ sinh
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên nhớ rằng trong thời gian này bé trở nên rất hiếu động bởi chúng đang học cách bò và đi .Các bé đang trong giai đoạn tập đi và các trẻ nhỏ sẽ luôn luôn ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ ăn thường xuyên( 4 -6 lần) trong cả ngày, vì vậy, cha mẹ nên thêm những cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ
Lời khuyên về ăn uống:
v Không nên cho trẻ dùng thức ăn đặc quá sớm
v Chỉ nên cho ăn một loại thức ăn mới trong vài ngày, rồi theo dõi có xuất hiện phản ứng dị ứng hay không ( phát ban , ói mữa, tiêu chảy )
v Không cho ăn thức ăn đặc vào bình sữa.
v Nếu bé của bạn không thích thức loại thực phẩm mới , hãy cho bé thử lại một lần khác
An toàn trong các bữa ăn :
v Không nên để thức ăn bị nhiễm bẩn nhằm bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lây nhiễm do thức ăn gây ra.
v Thức ăn của bé phải được chứa/ đựng trong những hộp có nắp, đậy kín, và bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày
v Sử dụng muỗng nhỏ khi đút bé ăn
v Tránh đặt bé nằm trên giường, ngậm bình có chứa sữa, nước trái cây, nước giải khát ngọt vì có thể làm phát triển những bệnh răng miệng. Nếu thực sự cần, hãy cho trẻ dùng nước lọc
v Tránh những thức ăn có thể khiến cho bé bị nghẹt thở
Những lời khuyên khác:
v Có thể cho trẻ uống nước giữa những bữa ăn
v Muối , đường , gia vị mạnh cũng không được khuyến cáo
Đăng bởi: CN.Nguyễn Thị Lan Phương ( Nguồn từ Mdconsult)
Các tin khác
Giúp trẻ phát triển chiều cao 29/02/2024
Chế độ dinh dưỡng ngày Tết mùa Covid 02/02/2022
Các loại sữa dành cho trẻ non tháng 06/02/2020
Chế độ ăn cho trẻ sinh non có gì đặc biệt 29/01/2020
Dinh dưỡng cho trẻ ngày nắng nóng 21/02/2019
Dinh dưỡng ngày Tết và những điều cần lưu ý 06/02/2019