Bấm vào hình để xem kích thước thật

Phòng ngừa sớm bệnh trầm cảm ở trẻ em

Ngày đăng:  30/12/2024

 
Lượt xem: 255

Khoa Phòng khám chất lượng cao – Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo cách phòng ngừa trầm cảm cho trẻ:

 

-         Tạo môi trường gia đình ổn định và yêu thương: Gia đình phải là nơi để trẻ luôn cảm thấy an toàn và được yêu thương. Môi trường gia đình không có xung đột sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và không bị áp lực.

-         Khuyến khích giao tiếp và chia sẻ cảm xúc: Hướng dẫn trẻ cách nhận diện và chia sẻ những cảm xúc tiêu cực.

-         Giúp trẻ phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề: Hướng dẫn trẻ cách đối mặt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Trẻ có thể học được cách đối phó với những khó khăn mà không cảm thấy bị bất lực.

-         Theo dõi và hỗ trợ tinh thần cho trẻ: Nếu nhận thấy dấu hiệu trần cảm như thay đổi trong hành vi, tâm trạng hoặc thói quen, hãy tìm sự can thiệp kịp thời từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý để hỗ trợ trẻ.

-         Duy trì lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống cân đối, giấc ngủ đủ và chất lượng để giúp tái tạọ năng lượng cho cơ thể và não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm. Giúp trẻ nhận thấy lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên sẽ giảm căng thẳng, lo âu và nâng cao tinh thần vui. Đồng thời nên có kỹ năng quản lý sử dụng các thiết bị điện tử và ứng xử phù hợp trên các nền tảng mạng xã hội.

-         Xậy dựng các mối quan hệ lành mạnh: Giúp trẻ duy trì môi quan hệ gần gũi với cha mẹ, thầy cô để làm giảm cảm giác cô đơn, tuyệt vọng. Tham gia các hoạt động thiện nguyện để cảm thấy có mục đích sống.

-         Cải thiện nhận thức và thay đổi thói quen tư duy: Giúp trẻ có thói quen suy nghĩ tích cực. Chấp nhận những thiếu sót của bản thân thay vì so sánh bản thân với người khác.

 

Phòng ngừa trầm cảm cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng và cần sự phối hợp từ gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội!

 

 

Đăng bởi: Nguyễn Tâm

[Trở về]

Các tin khác