Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bé không ý thức được hành vị, có phải bị rối loạn tự kỷ ?

Ngày đăng:  22/09/2011

 
Lượt xem: 17497

Câu hỏi:

xin chào bác sĩ!gia đình cháu có một trường lợp như sau:nhà cháu có hai người con con đầu sinh năm 2004 và con thứ 2 sinh năm 2007 . cháu đầu thì bình thường không có vấn đề gì nhưng cháu thứ 2 năm nay  đã được 4 tuổi tôi thấy cháu có một số  biểu hiện không được bình thường . cháu không ý thức được những hành vi của mình như: chạy rất nhanh từ trong nhà ra đường mặc dù vợ chồng cháu đã dạy cháu rất  nhiều lần là con chạy như vậy rất nguy hiểm. khi chơi với bố mẹ và anh thì rất hay làm lại những gì ai đó mới làm và đòi làm cho bằng được hoạc cũng có khi cào cấu vào người bố ,mẹ và anh đến chày máu ( bố và anh hay cởi trần và thằng anh thì cũng rát nghịch nên thấy em cào như vậy cứ trêu em thêm có khi đi làm để hai anh em ở nhà về đến nhà thấy ngư ời anh dính đầy máu và những vết cào hay cắn )  đi học thì không nghe lời cô giáo co khi cả lớp vào rồi mà cô nói thế nào cũng không vào mà cứ thích làm gì là làm và cũng có khi đánh bạn như đánh anh ở nhà. rồi hằng đêm tôi vẫn đọc truyện cho hai anh em nghe như thói quen khi con đầu tôi lên 3 tuồi. khi anh 3 tuổi nó đã biết đọc vẹt theo những cấu truyện của tôi và có nhiều khi còn biết xuyên tạc thêm như( ngày xửa ngày xưa thành ngày nảy ngày nay.... và bắt bẻ khi tôi lỡ nói sai...) vậy mà cũng tuổi này dây thi thằng em không ý thức được gì cả không nghe lời ai  và đồ dùng cầm trên tay thì đập hỏng hết kể cả món đồ chơi khi tôi mới mua về cháu rất thích không cho ai chơi cùng nhưng mọt lúc sau là dập luôn . cháu đang rất băn khoăn không biết thằng nhỏ như  vậ ­y có bị bệnh gì không xin bá sĩ tư vấn giúp cháu xin chân thành cảm ơn ! chúc bác sĩ luôn mạnh khỏe.Nguyen Trong Tuong

Trả lời:

Rối loạn Tự kỷ (Autistic Disorder) là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa nằm trong rối loạn phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disoreder). Đây là rối loạn mãn tính, không thể điều trị hoàn toàn bằng các phương pháp hiện nay. Trẻ có rối loạn Tự kỷ thường thiếu hoặc hạn chế các kỹ năng trong tương tác xã hội, giao tiếp và có những bất thường về hành vi (hành vi mang tính chất định hình, lặp đi lặp lại, rập khuôn, nghi thức). Tuy nhiên, có nhiều mức độ khác nhau, không có 2 trẻ Tự kỷ nào có cùng chung những biểu hiện giống nhau.

 

Rối loạn Tự kỷ hiện nay vẫn chưa thể xác định được đâu là nguyên nhân chính gây nên. Những nghiên cứu gần đây tìm thấy được một số mối liên hệ giữa rối loạn phổ Tự kỷ và nhiễm sắc thể. Trước đây người ta thường nghỉ nhiểu đến nguyên nhân gây ra rối loạn Tự kỷ là do cách giáo dục của cha mẹ nhưng ngày nay những công trình nghiên cứu cho thấy cách giáo dục của người lớn không phải là nguyên nhân gây ra rối loạn phổ Tự kỷ. Ngoài ra những nghiên cứu khác cho rằng yếu tố di truyền (genetics), nhiễm độc chì, thủy ngân, thiếu oxy não, lạm dụng chất trong qua trình mang thai hay thài kỳ mẹ bị nhiểm virut như Rubella có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc rối loạn Tự kỷ.

 Những triệu chứng của rối loạn Tự kỷ thường xuất hiện trước lúc 3 tuổi và được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các bệnh lý khác có liên quan. Trẻ cần phải được đánh giá của các nhà chuyên môn để biết những biểu hiện của trẻ có phải rối loạn hay không. Dưới đây là những dấu hiệu báo động rối lọan Tự kỷ:

   Tương tác xã hội

1.       Hạn chế tiếp xúc mắt

2.       Không biểu hiện nét vui vẻ, nhiệt tình

3.       Hạn chế trong việc chia sẻ sự quan tâm hoặc sự thích thú hay niềm vui

4.       Không đáp ứng với gợi ý theo bối cảnh

5.       Kém phản ứng với tên gọi

6.       Không phối hợp với giao tiếp không lời

Giao tiếp

7.       Chậm nói so với các trẻ đồng trang lứa, nói ngữ điệu bất thường hoặc nói ngôn ngữ riêng

8.       Ít giao tiếp bằng những cử chỉ, điệu bộ (vd. Chỉ trỏ hay thể hiện bằng nét mặt,…)

9.       Không đưa cho xem lúc hơn 18 tháng

10.     Không giao tiếp bằng phụ âm khi hơn 12 tháng (ví dụ: aaaaa, oooo, oh….oh, huh)

Hành vi lặp lại

11.   Cử động lặp lại với đồ chơi (vd. Chơi với bánh xe, chơi xếp thành hàng dài,… )

12.   Cử động hoặc tư thế lặp lại (vd. Xoay tròn, đi nhón chân,…)

13.   Không chơi với đồ chơi đa dạng

14.   Hành vi mang tính nghi thức hay định hình

 Về phần cháu của anh/chị, tôi không có nhiều thông tin để có thể khẳng định về bệnh trạng của cháu. Nhưng với những biểu hiện như trên, anh/chị nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá trực tiếp từ các chuyên gia. Chúng tôi cũng rất mong muốn được chia sẻ trực tiếp với chị về những vấn đề cụ thể của cháu tại khoa Tâm lý trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2, số 14 Lý Tự Trọng P Bến Nghé, Q.1. Điện thoại: 08.3 829 5723 (Nội bộ 8248) vào các ngày thứ 2- thứ 6 từ 7g30 – 16g.

Trả lời bởi: CN.Trương Quốc Cường - Khoa Tâm lý

[Trở về]

Các tin khác